Site icon ABC8

‘Ngã ngựa’ trước Thái Lan, ĐT Việt Nam có cần người… ‘dọn dẹp’?

Hoàng Đức cần một cầu thủ "dọn dẹp" sau lưng?. Ảnh: Đức Cường

123b – ĐT Việt Nam không có một tiền vệ phòng ngự thực thụ khi đấu Nga và Thái Lan tại giải giao hữu quốc tế LPBank vừa qua. Câu hỏi đặt ra ở đây, đó là sự lựa chọn hay HLV Kim Sang Sik không tìm ra giải pháp con người?

Trong gần 5 năm dẫn dắt ĐT Việt Nam, HLV Park Hang Seo rất thành công với sơ đồ 5-3-2 hoặc 3-4-3. Trong bất kỳ cách chơi nào, nhà cầm quân người Hàn cũng đề cao sự chắc chắn trong khâu phòng ngự. Ở đó bao gồm sự an toàn ở hàng thủ và khả năng phòng ngự từ xa hay phòng ngự khu vực của các tiền vệ, tiền đạo. Một trong những “đặc sản” của ông Park là “sản xuất” ra những tiền vệ toàn năng. Tức cầu thủ đó có thể nhô cao hỗ trợ tấn công, nhưng khi cần sẽ “hy sinh” cho nhiệm vụ chỉ đứng bên sân nhà để ngăn chặn khả năng xâm nhập của đối thủ.

Phạm Đức Huy là người gắn chặt với những ký ức VCK U23 châu Á 2018 và cả một hành trình dài trong thành công của ĐTQG. Khi tiền vệ của Hà Nội (nay đang thi đấu cho Nam Định) không còn duy trì được phong độ đỉnh cao, Tuấn Anh đã được lựa chọn. Tuấn Anh và Hùng Dũng tạo ra một cặp tiền vệ trung tâm tạo ra nhiều nhịp điệu ở khu trung tuyến. Tiếc rằng, triều đại của ông Park đã khép lại theo quy luật của bóng đá. Thật ra những người tiền nhiệm của Park Hang Seo cũng đều cố gắng tạo ra một “máy quét”. Trong thành công của HLV Calisto có hình bóng của Nguyễn Minh Châu. Với Toshiya Miura, HLV này có Huy Hùng hay Hoàng Thịnh. Cả HLV Hữu Thắng cũng sử dụng một người đá trụ trong sơ đồ 4-1-4-1 ưa thích…

Trở lại với Kim Sang Sik. Trong 4 trận đấu đã qua thì cuộc đối đầu với Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026, chỉ Đức Chiến thực sự rõ nét trong vai trò một tiền vệ phòng ngự khi gặp Iraq. Cả 3 trận đấu còn lại, việc phân vai không thật rõ ràng. Cụ thể nhất ở trận đấu với Thái Lan, Hùng Dũng và Văn Trường tạo ra sự xông xáo nhưng vai trò phòng ngự lẫn tấn công không mấy ấn tượng. Có vẻ như Văn Trường đã phải khoác lên mình chiếc áo quá khổ. Cầu thủ này có đủ sự năng nổ nhưng để nói hiệu quả thì không. 

Vào lúc này, Tuấn Anh được xem là tiền vệ toàn năng nhất. Khả năng pressing, điều tiết nhịp độ, phối hợp nhóm… của cầu thủ người Thái Bình được đánh giá hàng đầu V.League. Thế nhưng, Tuấn Anh không phải mẫu tiền vệ có thể chơi cơ bắp hay chạy suốt trong 90 phút… Có lẽ, HLV Kim Sang Sik chọn một Văn Trường trẻ khoẻ nhằm bù đắp lại cho Hùng Dũng, Hoàng Đức. 

ương. Ở phút 88, Suphanat đã chiếm lĩnh không gian rồi chuyền như “dọn cỗ” cho Channavong khi khu vực giữa sân không có người áp sát. Một vài tình huống khác, Quang Hải chuyền ngang và đội nhà đã phải chịu một pha phản công chớp choáng. Thật may Ekanit đã dứt điểm không đúng khung thành. Hoặc Worachit căng ngang nhưng các đồng đội lại vào bóng lỗi nhịp… Có thể thấy, người Thái đã tận dụng triệt để những khoảng trống sau lưng các tiền vệ. Họ rất thành công trong những tình huống ban bật trước vòng cấm địa khi không có nhiều sự tranh chấp quyết liệt. 

HLV Kim Sang Sik đề cao sự an toàn trước khi tấn công. Thế nhưng, điều đó không thể hiện ở các trận đấu đã qua, đặc biệt ở cuộc đối đầu Thái Lan. Vậy thì cần hay không một mẫu cầu thủ “dọn dẹp” trước khung thành? Có lẽ HLV Kim Sang Sik đã có câu trả lời khi đã được trải nghiệm với các đối thủ có trình độ khác nhau. Thế nên sẽ không quá ngạc nhiên, nếu tới đây ĐT Việt Nam sẽ có sự dịch chuyển ở hàng tiền vệ.

Exit mobile version